Việc 3 cơ quan phối hợp xây dựng và thống nhất ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money là một bước để hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm dịch vụ này tại Quyết định 316 ban hành ngày 9/3/2021.
Theo Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, phát biểu tại lễ ký, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian rất ngắn, chưa đầy 1 tháng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ TT&TT cùng sự phối hợp, hỗ trợ giữa các đơn vị đầu mối là Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an và Cục Viễn thông - Bộ TT&TT, đến nay dự thảo Quy chế phối hợp đã cơ bản được các bên thống nhất.
Mobile Moneylà dịch vụ mới tại Việt Nam, do đó để triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ TT&TT trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại Quyết định 316 ngày 9/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thí điểm dịch vụ Mobile Money quy định cụ thể về nguyên tắc, phương thức và các nội dung phối hợp, phân công giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ TT&TT.
Quyết định 316 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thí điểm Mobile Money hướng tới mục tiêu góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam. Đồng thời, tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.
Quyết định cũng quy định rõ, thời gian thí điểm là 2 năm kể từ khi doanh nghiệp đầu tiên được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. Việc thí điểm áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trong đó phải ưu tiên triển khai tại các địa bàn thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam.
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm chỉ được phép cung ứng dịch vụ Mobile Money để chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành phục vụ cho nhu cầu cuộc sống người dân.
Việc thí điểm dịch vụ Mobile Money chỉ áp dụng với giao dịch nội địa hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam bằng đồng Việt Nam, không được thực hiện thanh toán/chuyển tiền cho các hàng hóa, dịch vụ cung cấp xuyên biên giới.
Kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money chính là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.
M.T
Việc thí điểm dịch vụ Mobile Money chính là cách tiếp cận mở, sáng tạo, thể hiện sự đổi mới về tư duy quản lý kinh tế, xã hội theo đúng như tinh thần của Nghị quyết 52 được Bộ Chính trị đề ra.
" alt=""/>Ký kết quy chế phối hợp trong quản lý thí điểm dịch vụ Mobile MoneyCục An toàn thông tin - Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, đơn vị kiểm tra, rà soát và xác định các máy chủ bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng “CVE-2020-0688”, cập nhật bản vá hoặc khắc phục lỗ hổng theo hướng dẫn của Microsoft (Ảnh minh họa: Internet)
Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT, ngày 28/2 vừa qua, Cục đã có công văn gửi đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; các Ngân hàng thương mại cổ phần; các tổ chức tài chính; và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin để cảnh báo về nguy cơ tấn công vào các máy chủ thư điện tử sử dụng Microsoft Exchange.
Cục An toàn thông tin cho biết, ngày 11/2/2020, hệ thống cảnh báo điểm yếu và rà soát lỗ hổng bảo mật tự động của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục đã ghi nhận lỗ hổng “CVE-2020-0688” trong các máy chủ thư điện tử sử dụng Microsoft Exchange. Lỗ hổng “CVE-2020-0688” ảnh hưởng tới hầu hết các phiên bản Microsoft Exchange (2010, 2013, 2016, 2019) cho phép đối tượng tấn công chèn và thực thi mã lệnh trái phép từ đó kiểm soát máy chủ thư điện tử và đánh cắp dữ liệu trên hệ thống. Đối tượng tấn công có thể khai thác lỗ hổng này khi có một tài khoản thư điện tử thông thường trên hệ thống.
Qua đánh giá sơ bộ của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Việt Nam có 1.215 máy chủ thư điện tử có sử dụng Microsoft Exchange đang công khai trên Internet, những máy chủ này hầu hết chưa được cập nhật bản vá và sẽ là những hệ thống đầu tiên đối tượng tấn công sẽ tìm đến để khai thác. Đáng chú ý, trong số hơn 1.200 máy chủ thư điện tử có sử dụng Microsoft Exchange đang công khai trên Internet, có 37 máy chủ của cơ quan tổ chức nhà nước.
" alt=""/>Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng vào các máy chủ thư điện tử sử dụng Microsoft Exchange